TÌM HIỂU VỀ CÁC SÀN GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
12:00, 28/01/2021

TÌM HIỂU VỀ CÁC SÀN GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Sàn giao dịch chứng khoán là nơi để các nhà đầu tư gặp nhau và mua bán chứng khoán, trong đó HOSE, HNX và UPCOM dành cho các công ty đại chúng; OTC dành cho các công ty chưa niêm yết.​​ Mỗi sàn chứng khoán có một số quy định, lợi thế riêng dành cho những đối tượng nhất định.

  1. Các sàn giao dịch chứng khoán

HOSE và HNX

Về cơ bản, quy mô và chất lượng cổ phiếu bên sàn HOSE hơn hẳn sàn HNX, một phần cũng bởi điều kiện niêm yết trên HOSE cao hơn HNX.

Khi nhắc đến thị trường chứng khoán, VN-Index là chỉ số được đề cập đến đầu tiên, do giá trị vốn hóa thị trường trên sàn HOSE chiếm đến 91% giá trị vốn hóa toàn TTCK Việt Nam.

Trong khi đó, chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu lớn nhất đại diện cho VN-Index, chiếm khoảng 70% giá trị vốn hóa và 50% giá trị khớp lệnh toàn HOSE. Với cơ cấu ngành và cổ phiếu đa dạng, hệ số tương quan khoảng 0.96 với VN-Index, VN30 có thể coi là danh mục mô phỏng sát nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Nói một cách khác, VN30-Index được là xương sống của TTCK Việt Nam.

UPCOM

Sàn UPCoM (Unlisted Public Company Market) là tên gọi của thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết được tổ chức tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Theo quy định, DN muốn niêm yết lên HOSE hay HNX, trước hết phải tập trung trên UPCOM ít nhất 6 tháng. Như vậy,có thể hiểu UPCOM là “trạm trung chuyển”.

Ở giai đoan này, DN muốn lên niêm yết, phải chuẩn bị kỹ càng để đáp ứng không chỉ các tiêu chí về chất lượng, quy mô DN, lợi nhuận, mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về quản trị công ty.

OTC

OTC (Over the counter) là một loại cổ phiếu đã được phát hành tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng chưa niêm yết giá. Nói cách khác, giá cả của OTC không nhất thiết phải công bố rộng rãi cho công chúng. Đây được coi như thị trường chứng khoán phi tập trung.

Đặc điểm quan trọng của OTC:

  • Hình thức tổ chức: Về cơ bản thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như đối với thị trường chứng khoán tập trung như HOSE, HNX
  • Chứng khoán giao dịch là chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, chủ yếu là của công ty nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trên thế giới thị trường phi tập trung hiện đại (OTC) được tổ chức chặt chẽ, sử dụng hệ thống mạng tin học diện rộng liên kết với tất cả các đối tượng tham gia thị trường.
  • Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giá giữa bên mua và bên bán.

Với các đặc điểm trên, tính thanh khoản của các loại cổ phiếu OTC thường thấp hơn so với thị trường giao dịch tập trung. Một mặt khác, lợi nhuận mà các loại cổ phiếu này mang lại tương đối cao nhưng cũng chứa đựng  nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

  1. Thời gian giao dịch 3 sàn HOSE, HNX, Upcom

Thị trường chứng khoán Việt Nam gồm 3 sàn HOSE, HNX, Upcom chỉ giao dịch trong ngày hành chính nhà nước từ thứ 2- thứ 6, trừ lễ tết. Trường hợp hi hữu: gặp sự cố và theo quy định khẩn: không giao dịch .Ví dụ ngày 23/01/2018 sàn HOSE bị sự cố và bị sập sàn. Do đó TTCK khoán sẽ giao dịch tầm 250 ngày/năm

Hiện tại 3 sàn HOSE, HNX, Upcom, và cả chứng khoán phái sinh về cơ bản thời gian trùng khớp hết, tuy nhiên cũng có 1 chút sai lệch nhưng không nhiều.

Điểm chung:

Chứng khoán cơ sở: (3 sàn HOSE, HNX, Upcom) – khi giao dịch thỏa thuận thì tối thiểu 20.000 cổ phiếu sẽ thì thời gian giao dịch sẽ từ 9h00-15h00.

Giờ nghỉ trưa: 11h30 – 13h00

Điểm riêng:

  • Thời gian giao dịch sàn HOSE: Từ 9h00 đến 14h45 (trừ giờ nghỉ trưa)
  • Thời gian giao dịch sàn HNX, Upcom: Từ 9h00 đến 15h00 (trừ giờ nghỉ trưa)
  • Thời gian giao dịch chứng khoán phái sinh: Từ 8h45 đến 14h45 (trừ giờ nghỉ trưa)

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhà đầu tư mới cần nắm bắt trước khi bắt đầu giao dịch. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích!